Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Chương 292: tặng lễ (2)

/540


Quân Tống đột nhiên chia ra làm ba nhánh.

Nhánh quân ở giữa đi theo Thạch Kiên xông thẳng lên phía trước. Bên trái một nhánh đi theo Phong Trung Khanh xông lên, bên phải một nhánh đi theo Địch Thanh cũng nhằm phía trước thẳng tiến.

Đòn tấn công lúc này khiến mọi người cảm thấy họ không phải là tấn công mà họ giống như một đóa pháo hoa đang được phóng lên không trung, sau đó bùng nổ rực rỡ. Thật là diễm lệ. Từ đầu tới cuối, đội quân có vẻ lộn xộn nhưng thật ra không có một chút sai lầm. Kiểu hành quân nghiêm túc này lại khiến cho người ta cảm thấy trong cảnh đẹp mỹ lệ đó có uy lực khiến người ta nghẹt thở mà chết. Hoặc là giống như người Tây Hạ nói, thần chết đang tới đây.

Trong lần tấn công thứ nhất của quân Tống, hai chân Phòng Đương Dã Minh đã bắt đầu nhũn ra. Đợt tấn công thứ nhất chỉ có một trăm người lao lên, bọn họ cách đại quân Tây Hạ còn xa, nhưng dưới loại vũ khí kỳ lạ của bọn họ, đám thủ hạ của y không ngừng bị ngã ngựa. Đợt tấn công thứ hai có hơn bốn trăm tay nỏ, đều là những người xuất sắc được chọn ra trong năm nghìn xạ thủ Tống, đối với những tổn thất gây ra cho quân Tây Hạ, họ tuyệt nhiên không thua đám lính Tống tấn công đợt thứ nhất. Trong nháy mắt đã có năm sáu trăm người bị giết chết.

Hơn nữa bọn họ còn theo hướng đại quân Tây Hạ tản ra hai hướng, dường như muốn bao vây, tiêu diệt hết toàn bộ vậy.

Vốn dĩ ở sâu trong lòng quân lính Tây Hạ đã có chút sợ hãi, khi quân Tống chính thức phát động tiến công, mấy nghìn lính Tây Hạ đều bị những tổn thất của hai đợt tấn công trước mang tới dọa cho si ngốc. Hơn nữa hơn một ngàn binh Tống này trông giống ma quỷ, nhanh chóng lao vào trước mặt.

Sau đó ông lão liền thấy một màn kịch hay. Trong mắt người Hồi Hột, đám người Tây Hạ này hung hãn vô cùng, vậy mà không ngờ chẳng đợi cho quân Tống tới gần đã quay đầu ngựa chạy trốn một mạch, không ngờ không có một người nào có gan chống cự.

Ông ta hướng về phía Đinh Mão thủ lĩnh những lính Tống bị thương, nói với :Đại quân Thiên triều quả nhiên anh dũng vô địch.

Giọng điệu nói chuyện vừa kính vừa sợ, lại lộ rõ cái vẻ nịnh nọt.

Đinh Mão hừ lạnh một tiếng nói:Đám người này đúng là châu chấu đá xe, không biết tự lượng sức.

Đám người này? Đám người này cũng không ít, chỉ bằng ba bốn ngàn người đã có thể hoàn toàn tiêu diệt một bộ tộc rồi. Trên trán ông ta nổi rõ lên một hắc tuyến. Có thể thấy rõ ràng người ta và mấy chục vạn quân Tây Hạ đánh đến bây giờ, ba bốn ngàn người này đúng là không bõ dínhrăng.

Thạch Kiên mang theo quân Tống đuổi theo ở phía sau. Hắn còn chỉ vào đám chiến mã và áo giáp quân Tây Hạ bỏ lại đó cho quân mình dùng, nếu không bộ dạng hiện tại của quân Tống thật không vừa mắt. Sau đó hắn không ngừng hô to:

- Đầu hàng không giết!

Rất nhiều binh lính Tây Hạ bị quân Tống đuổi kịp đã giơ hai tay xuống ngựa đầu hàng. Thạch Kiên cũng không quan tâm tới bọn chúng, hắn đã sắp xếp cho Tống Minh Nguyệt mang theo quân sĩ cưỡi lạc đà xử lý chúng. Hắn còn phải đi truy đuổi đám phía trước. Mãi một lúc sau, hắn mới dừng lại.

Sau khi trở về hắn nhìn thấy Tống Minh Nguyệt đang xông vào đám tù binh giận dữ nói:

các ngươi có phải là đàn ông hay không? Là đàn ông thì đứng lên phản kháng, đánh nhau với ta.

Lần này chiến mã không đủ, hơn nữa cũng không có ngựa tốt, vì thế Tống Minh Nguyệt đành phải cưỡi lạc đà bọn Thân Nghĩa Bân mua tới. Bởi vậy, đến lúc này Tống Minh Nguyệt vẫn chưa được giao đấu cùng bất cứ một binh lính Tây Hạ nào. Nhưng kỷ luật quân đội của Thạch Kiên là thế nào? Anh ta cũng không dám đánh chửi đánh tù binh. Đang lúc nóng giận, anh ta muốn khiến đám tù binh Tây Hạ phản kháng, như vậy mới có lý do giết chết bọn chúng.

Đám tù binh vô cùng buồn bực, còn có loại người này sao. Nhìn dáng người anh ta cao tám thước, bộ dạng dữ tợn, cùng anh ta đấu có mà tự tìm tới chỗ chết. Cả đám đành phải chịu đựng.

Tuy nhiên kết thúc trận này, chẳng những Tống Minh Nguyệt, ngay cả Địch Thanh Dạ Xoa cũngđều cảm thấy buồn bực. Vốn bọn họ đều đã chuẩn bị tốt, còn muốn cho đám người Hồi Hột này sáng mắt ra một chút, nhưng binh khí của bọn họ chưa phát huy tác dụng được thì quân Tây Hạ đã bắt đầu chạy trốn hoặc là đầu hàng.

Nhưng những người Hồi Hột này cũng không phải là kẻ ngốc, bọn họ biết, trong lòng đám người Đảng Hạng này là dã thú, nhưng người mà đến dã thú cũng phải e sợ, thì sẽ là cái gì chứ?

Lần này ông ta và Thạch Kiên nói chuyện chẳng những khách khí, mà còn cẩn thận hơn vài phần.

Thạch Kiên đang lãnh đạo người Hồi Hột tiếp tục đi về phía trước. Tuy nhiên lần này đội hình của bọn họ đã chỉnh tề hơn nhiều. Lần này bọn họ giết chết gần ngàn người, bắt gần ngàn người. Cứ như vậy, phần lớn quân số cũng đã thay áo giáp mới, đại đa số cũng có chiến mã. Về phần hơn một ngàn tù binh Tây Hạ này hắn giao cho người Hồi Hột. Còn người Hồi Hột bắt chúng làm nô lệ, hay là trao đổi với người Tây Hạ, Thạch Kiên không quản. Hắn cũng không có khả năng áp giải một ngàn tù binh này đến Tống triều.

Thật may lần này quân đội Tây Hạ đến đây, dường như là vì hắn mà đem đến áo giáp và chiến mã, còn vì hắn mà mang tặng một phần lễ vật cho người Hồi Hột.

Kỳ thực Thạch Kiên không biết, lần này sau khi hắn ở đây chịu khổ, ông trời rốt cục đã tặng cho hắn một phần quà lớn.

Đại quân của Nguyên Hạo cách bọn họ không đến ba trăm dặm đường, cũng chỉ cưỡi ngựa một ngày là có thể bắt kịp. Nguyên Hạo nghe được tin quân Tây Bình đại bại thì thẹn quá hóa giận, lập tức lệnh cho mười ngàn kỵ binh tăng nhanh tốc độ, đuổi theo Thạch Kiên.

Nhưng đúng lúc này, một tin tức truyền đến, khiến cho y không thể không rút đại quân về. Từ nay về sau, trận chiến giữa hai quốc gia đã biến thành tam quốc tranh hùng.

Những tin tức hàng ngày về Thạch Kiên lan truyền khắp nơi. Chẳng những ở Tống triều mà ngay cả ở Liêu quốc cũng truyền tới.

Đồng thời Liêu quốc cũng đang không ngừng tiến vào Giáp Sơn đóng quân. Nhưng hướng tiến công của quân Tây Hạ thì lại không biết. Đại thần trong triều đang tranh luận về chuyện này. Nhưng lúc này, người dân ở Giáp Sơn đều tới tấp dâng thư yêu cầu Liêu Hưng Tông xuất binh hướng về phía Tây Hạ. Trong đó có một người Hán nhưng lại bỏ ra tới hai trăm ngàn quan tiền ủng hộ đại quân Liêu quốc.

Hưng Tông nghe xong khó hiểu. Liêu quốc không giống Tống triều có rất nhiều thương nhân giàu có, tên người Hán kia lại chịu chi nhiều tiền như vậy. Ông ta bèn cho điều tra mới biết nguyên nhân. Người Hán này hóa ra chính là một đại thương nhân tên là Vương Bẩm Đức. Bởi vì vụ án cấm quân tham ô ở thành Đông Kinh mấy năm trước đã bị liên lụy phải bán của cải gia sản lấy tiền mặt tới Liêu quốc tránh họa. Y đã cưới Tiêu Cảnh Tu con gái của tộc trưởng Đô tộc. Vợ con y cũng đã bị người Đảng Hạng giết hại. Tuy nhiên y rất khôn khéo, lợi dụng Tống triều đóng cửa cấm buôn bán với Tây Hạ, vài năm nàythu được vô số tài sản.

Vương Bẩm Đứccùng với gia đình các nạn nhân khác liền hướng về phía Giáp Sơn quân Liêu đang đóng quân để quyên tiền quyên vật. Tin tức quân Liêu ở Giáp Sơn được mở rộng, rất nhiều người dâng thư xinchủ chiến. Bọn họ còn nói rằng quân Tống thắng được, còn có thể đem quân Tây Hạ đánh đến như vậy. Hiện tại Liêu quốc chúng ta xuất binh, nói không chừng lập tức có thể thu phục toàn bộ Tây hạ. Đó là bởi vìGiáp Sơn đã từng rơi vào đợt tàn sát báo thù của người Khiết Đan còn ở Tây Hạ người Khiết Đan lại làm chủ.

Nói cách khác, ở Tây Hạ người Khiết Đan sinh sống cũng không ít, giống như ở Liêu quốc. Ngoài Giáp Sơn người Đảng Hạng còn có ở Liêu quốc. Bởi vì dân tộc du mục di chuyển khắp nơi nên điểm này không đáng ngạc nhiên. Người Khiết Đan ở Tây Hạ chủng tộc không lớn, địa vị vốn thấp kém. Nhưng bọn họ đã lựa chọn định cư ở Tây Hạ thì ũng muốn nhận được sự đãi ngộ. Nhưng hiện tại điều này lại bị phóng đại, ó thể nói là muốn tăng thêm tội, khó tránh được tai họa.

Hoạt động ở Giáp Sơn cũng dần dần mở rộng ra cả nước. Rất nhiều bá tánh nước Liêu đã sớm nghe nói về sự trù phú của đồng bằng Hà Sáo. Bọn họ hiện tại rất nhiều người đã gieo trồng những loại lương thực của Thạch Kiên ,đồng thời cũng thích ứng được với nơi định cư mới. Trong suy nghĩ của bọn họ, nếu nắm bắt được lợi thế sông – đồng bằng thì có thể giảm bớt tình hình thiếu nghiêm trọng diện tích đất trồng trọt. Về phần đồng bằng Hà Sáo tuy rằng tốt nhưng có không ít nông dân bị bọn họ coi thường. Có lẽ trong suy nghĩ của bọn họ, những người này là do Hoàng đế bắt được đem về sung quân làm nô lệ.

Dưới tình huống như vậy lại có một tin tức truyền đếnkhiến cho Da Luật Đảo Dung cũng không khuyên được Liêu Hưng Tông nữa. Nguyên Hạo mắc bệnh thần kinh. Khi Thạch Kiên đi Túc Châu y liền dẫn theo đại đội kị binh nhằm hướng Tây đuổi theo Thạch Kiên. Hiện tại chắc hẳn đã tới Qua Châu. Từ Qua Châu đến Hưng Khánh gần hai ngàn dặm đường. Hơn nữa y còn đưa phần lớn quan lại Tây Hạ tới Qua Châu. Nói cách khác hiện nay Ngân Xuyên tương đối trống. Lúc này xuất binh, Tây Hạ không có người làm chủ càng không có binh sĩ để đánh trả binh lính tới khiêu chiến của nước Liêu.

Nếu như bỏ lỡ mất cơ hội này, sau khi Nguyên Hạo trở lại Hưng Khánh, Tây Hạ muốn xuất binh sẽ tăng thêm bội phần khó khăn.

Vì thế ở khắp cả nước mọi người đều đồng tâm hiệp lực, sức mạnh như thành đồng. Liêu Hưng Tông mang theo một trăm ngàn kỵ binh tinh nhuệ tớia thành Kim Túc (nay là phía Tây Bắc Nội Mông Cổ). Hoàng Thái Đệ Thiên Tề Vương Da Luật Trọng Nguyên làm Đại Nguyên Soái thống lĩnh bảy ngàn kị binh hành quân theo hướng nam. Hướng bắc gửi mật thư cho Hàn Vương Vương Tiêu Huệ từ Giáp Sơn dẫn theo sáu ngàn kỵ binh lên đường. Đông Kinh giữ lại Triệu Vương Tiêu Hiếu Hữu làm hộ ứng phía sau. Ba đại quân Liêu vượt qua Hoàng Hà.

/540